Dù được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất cũng như chế tác kim loại và nhiều ngành công nghiệp dầu khí, hóa chất,… tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy cuốn ống. Bởi vậy trong bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ đầy đủ thông tin về sản phẩm này, hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.
1. Máy cuốn ống là gì?
Máy cuốn ống hiểu một cách đơn giản chính là thiết bị dùng lực ép để cuốn các tấm kim loại thành hình cong như hình trụ, hình ống để đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất cũng như trong công nghiệp. Nhờ có sự xuất hiện của máy cuốn ống mà nhiều thiết kế sáng tạo đã được ra đời. Nó đảm bảo ứng dụng phổ biến không chỉ trong sản xuất mà thậm chí còn dùng trong gia đình.
2. Cấu tạo của máy cuốn ống
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy cuốn ống khác nhau. Mỗi loại máy này đều có đặc điểm và ứng dụng trong những trường hợp riêng biệt. Tuy nhiên về cơ bản nó được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
- Tay bơm
- Xi lanh
- Khung uốn
- Trụ góc
- Ghim
Trong số các bộ phận trên thì tay bơm là bộ phận quan trọng nhất của máy cuốn ống. Vai trò của nó là tác động và để bơm thủy lực hoạt động. Khi tay bơm càng dài thì nó không chỉ tạo áp lực lớn, tăng hiệu suất khi gia công mà còn đảm bảo thuận lợi hơn cho mọi người trong suốt quá trình vận hành máy.
3. Nguyên lý hoạt động của máy cuốn ống
Nhìn chung máy cuốn ống có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Nó được sử dụng nhiều loại lực khác nhau như lực tay, khí nén hay điện để tác dụng lực lên xi lanh. Tiếp sau đó lực này sẽ tác dụng lên ống và thực hiện quá trình uốn nhanh chóng, chính xác.
Thông thường nguyên lý hoạt động của một máy cuốn ống như sau:
- Đối với máy cuốn ống thủy lực bằng tay sẽ dựa vào cơ chế piston xi lanh thủy lực. Người dùng lúc này sẽ đưa tay vào động cơ thủy lực để tác động lực giúp thiết bị vận hành. Với thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ thì đây là loại máy đáp ứng được nhu cầu công việc cần tính linh động cao, áp dụng cho mục đích uốn cong các ống kim loại như sắt, thép với đường kính ống nhỏ, vừa, không quá lớn.
- Đối với máy cuốn ống thủy lực khí nén thì ngay khi bắt đầu vận hành lực sẽ được hệ thống khí nén truyền từ động cơ đến bộ phận điều khiển của máy. Tiếp sau đó lực này sẽ di chuyển đến xi lanh và truyền đến giá đặt khuôn để thực hiện quá trình uốn. Điểm cộng của nó là tốc độ vận hành ổn định, tính thẩm mỹ cao, kết cấu cũng khá đơn giản nên thuận tiện ứng dụng trong xưởng cũng như các môi trường sản xuất chuyên nghiệp.
- Đối với máy uốn uốn thủy lực bằng điện có hiệu suất vận hành khá cao và chuyên được sử dụng để uốn những loại ống với kích thước lớn hơn. Bên cạnh đó, dòng sản phẩm này còn có ưu điểm là vận hành liên tục mà không có dấu hiệu nóng máy. Người ta hay sử dụng loại máy cuốn ống này để uốn cong các ống kim loại bằng sắt, thép, inox thành nhiều dạng như tròn, chữ nhật, vuông,…
4. Ứng dụng của máy cuốn ống
Máy cuốn ống được ra đời và ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau hiện nay. Có thể kể đến như:
- Uốn đồ sắt ứng dụng trong trang trí.
- Uốn luồn dây, uốn các ống sắt phẳng, uốn cong lồng, uốn cong khung gầm,…
- Dùng để uốn nhôm, uốn các thanh thép không gỉ, uốn gấp kim loại, uốn ống sữa,…. và nhiều ứng dụng khác.
Trên đây là cấu tạo, nguyên lý vận hành của máy cuốn ống. Để tìm địa chỉ cung cấp máy cuốn ống máy uốn ống uy tín, chất lượng thì hãy đến với SORA. Chúng tôi nhập khẩu và phân phối các loại máy chất lượng, đảm bảo giá cả cạnh tranh, bảo hành lâu dài. Đặc biệt đến với chúng tôi bạn còn được tư vấn sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất.
Thùy Duyên